Tổng hợp các công thức Vật Lý 9 (Từ chương I đến chương IV)

Tổng hợp các công thức Vật Lý 9 (Từ chương I đến chương IV)

Các công thức Vật Lý 9 có vai trò quan trọng, giúp các học sinh nắm vững khái niệm cơ bản và áp dụng vào bài tập thực hành. Trong chương trình Lý 9, học sinh được học về nhiều khía cạnh khác nhau của Vật Lý, từ điện học đến quang học và cơ học. Dưới đây là tổng hợp đầy đủ công thức từ chương I đến chương IV giúp các bạn học sinh hệ thống kiến thức tốt hơn.

Tất tần tật các công thức Vật Lý 9

Các công thức Vật Lý 9 xuất hiện từ Chương I đến chương IV như sau:

Chương I – Điện học

Trong chương I, học sinh được làm quen với các lý thuyết liên quan đến dòng điện như định luật Ôm, định luật Jun – Len-xơ. Cụ thể như sau:

1/ Công thức định luật ôm

Công thức tính I

 

 

Trong đó:

  • I là cường độ dòng điện (A)
  • U là hiệu điện thế (V)
  • R là điện trở (Ω)

2/ Công thức tính điện trở của dây dẫn

Công thức tính điện trở của dây dẫn

 

 

Trong đó:

  • I là cường độ dòng điện (A)
  • U là hiệu điện thế (V)
  • R là điện trở (Ω)
  • ρ là điện trở suất (Ωm)
  • l là chiều dài dây dẫn (m)
  • S là tiết diện dây dẫn ( m2 )

3/ Đoạn mạch gồm 2 điện trở nối tiếp

Đoạn mạch gồm 2 điện trở

Hệ thức tỉ lệ giữa hiệu điện thế và điện trở:

Tỉ lệ giữa U và R

 

 

Trong đó

  • U1, U2 hiệu điện thế tương ứng giữa hai đầu điện trở R1, R2.

Điện trở tương đương 

Rtd = R1 + R2 +…+ Rn

Cường độ dòng điện 

I = I1 = I2 =…= In

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch

U = U1 + U2 +…+ Un

4/ Đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song

2 điện trở mắc song song

Hệ thức tỉ lệ nghịch giữa điện trở và cường độ dòng điện:

I1/I2 = R2/R1

Trong đó:

  • I1, I2 là cường độ dòng điện tương ứng qua điện trở R1, R2

Điện trở tương đương

1/Rtd = 1/R1 + 1/R2 +…+ 1/Rn

Cường độ dòng điện 

I = I1 + I2 +…+ In

Hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch

U = U1 = U2 =…= Un

5/ Công thức tính công suất điện

 P = U.I

Trong đó:

  • P là Công suất dòng điện (W)
  • U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch (V)
  • I là cường độ dòng điện qua đoạn mạch (A)

6/ Công của dòng điện

A = P.t = U.I.t

Trong đó:

  • A  là Công của lực điện (J)
  • P là Công suất điện (W)
  • t là Thời gian (s)
  • U là Hiệu điện thế (V)
  • I là Cường độ dòng điện (A)

7/ Hiệu suất sử dụng điện năng

H = A1 / A × 100%

Trong đó:

  • H là hiệu suất sử dụng điện năng
  • A1 là năng lượng có ích được chuyển hóa thành điện năng (J)
  • A là toàn bộ điện năng tiêu thu (J)

8/ Hiệu suất trong trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng

Q = m.C.Δt

Trong đó:

  • Q là nhiệt lượng tọa ra.
  • m là khối lượng chất được làm nóng.
  • C là nhiệt dung riêng của chất.
  • Δt = t2 – t1 là nhiệt độ tăng (0C) hoặc (0K).

9/ Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn

Q = I².R.t

Trong đó:

  • Q là nhiệt lượng tọa ra.
  • I là cường độ dòng điện.
  • R là điện trở.
  • t là thời gian.

Chương II – Điện từ học

Điện từ học bao gồm lý thuyết và bài tập về từ trường, lực điện từ và cảm ứng điện từ,…Các công thức quan trọng của chương này gồm:

1/ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn

Php = P².R / U²

Trong đó:

  • Php là công suất hao phí.
  • P là công suất.
  • U là hiệu điện thế.
  • R là điện trở.

2/ Máy biến thế

U1/U2 = n1/n2

Trong đó:

  • U là hiệu điện thế.
  • n là số vòng dây dẫn.

Chương III – Quang học

Trong chương III học sinh sẽ làm quen với các công thức tính tiêu cực của thấu kính như sau:

1/ Công thức của thấu kính hội tụ

Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh

h/h’= d/d’

Quan hệ giữa d, d’ và f

1/f= 1/d+ 1/d’

Trong đó:

  • d là khoảng cách từ vật đến thấu kính.
  • d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
  • f là tiêu cự của thấu kính.
  • h là chiều cao của vật.
  • h’ là chiều cao của ảnh.

2/ Công thức của thấu kính phân kỳ

Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh

h/h’= d/d’

Quan hệ giữa d, d’ và f

1/f= 1/d – 1/d’

Trong đó:

  • d là khoảng cách từ vật đến thấu kính.
  • d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
  • f là tiêu cự của thấu kính.
  • h là chiều cao của vật.
  • h’ là chiều cao của ảnh.

3/ Sự tạo ảnh trên phim

h/h’= d/d

Trong đó:

  • d là khoảng cách từ vật đến vật kính.
  • d’ là khoảng cách từ phim đến vật kính.
  • h là chiều cao của vật.
  • h’ là chiều cao của ảnh trên phim.

Chương IV – Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Chương IV bao gồm các công thức tính công cơ học và định luật bảo toàn cơ năng, thế năng và động năng.

1/ Công thức tính công cơ học

A = F.s

Trong đó:

  • A là công cơ học.
  • F là lực tác dụng lên vật.
  • s là quãng đường mà vật di chuyển theo phương của lực.

2/ Định luật bảo toàn năng lượng

W = Wt + Wd

Trong đó:

  • W là cơ năng tổng cộng của vật.
  • Wt là thế năng.
  • Wd là động năng.

File công thức Vật lý 9

Link tải trọn bộ công thức và lý thuyết Vật lý 9: Tại đây.

Lời kết

Các công thức Vật Lý 9 là tiền đề giúp học sinh học tốt môn Lý thuộc chương trình lớp 9. Với hệ thống kiến thức từ chương I đến chương IV đã được chia sẻ trong bài viết, học sinh sẽ có nền tảng vững chắc để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong các cấp học tiếp theo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *